Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Nosebleeds
Chảy máu cam
Sitting in science class one afternoon, you feel your nose begin to run. As you wonder if you're catching a cold, you wipe your nose with a tissue and are shocked to see blood! You have a nosebleed, and if you're like most teens, you may be embarrassed. You might hope no one will notice, and you might be a little scared, too.
Một buổi chiều đang ngồi học tiết khoa học, đột nhiên bạn cảm thấy mũi mình bắt đầu chảy nước. Không chắc là liệu mình có bị cảm không, bạn lấy khăn giấy lau mũi và sốc khi thấy máu! Bạn bị chảy máu cam đấy, và nếu cũng giống hầu hết các thanh thiếu niên khác thì bạn có thể sẽ cảm thấy lúng túng. Bạn mong là đừng ai thấy bạn đang chảy máu cam và bạn cũng có thể là hơi hoảng sợ nữa.
Nosebleeds

Sitting in science class one afternoon, you feel your nose begin to run. As you wonder if you're catching a cold, you wipe your nose with a tissue and are shocked to see blood! You have a nosebleed, and if you're like most teens, you may be embarrassed. You might hope no one will notice, and you might be a little scared, too.

Although nosebleeds are usually harmless and easily controlled, it may look like a gallon of blood is coming from your nose! Try not to worry — nosebleeds are almost always easy to stop.

Stopping the gush

Try these simple tips to stop your nosebleed:

    * Get some tissues or a damp cloth to catch the blood.

    * Sit or stand so your head is above your heart.

    * Tilt your head forward and pinch your nostrils together just below the bony center part of your nose. Applying pressure helps stop the blood flow and the nosebleed will usually stop with 10 full minutes of steady pressure — don't keep checking to see if the bleeding has stopped.

    * Apply a cold compress, such as ice wrapped in a cloth or paper towel, to the area around the nose. Applying pressure with a cotton pad inside the upper lip may also help.

If you get a nosebleed, don't blow your nose. Doing so can cause additional nosebleeds. Also, don't tilt your head back. This common practice will cause blood to run into your throat. This can make you cough or choke, and if you swallow a lot of blood, you might throw up.

If you've tried the steps above twice and the bleeding continues after 10 minutes, you'll need to see your school nurse or a doctor.

Once you've stopped the nosebleed, don't lift heavy objects or do other activities that cause you to strain, and don't blow your nose for 24 hours. Also, keep your head elevated above your heart as much as possible.

Now that your nosebleed is over, let's take a look at what a nosebleed is and what can cause it.

Different kinds of nosebleeds

The most common kind of nosebleed is an anterior nosebleed, which comes from the front of the nose. Capillaries, or very small blood vessels, that are inside the nose may break and bleed, causing this type of nosebleed.

Another kind of nosebleed is a posterior nosebleed, which comes from the deepest part of the nose. Blood from a posterior nosebleed flows down the back of the throat even if the person is sitting or standing. Teens rarely have posterior nosebleeds, which occur most often in older people, people who have high blood pressure, and people who have had nose or face injuries.

Causes and remedies

The most common cause of anterior nosebleeds is dry air. A dry climate or heated indoor air irritates and dries out nasal membranes, causing crusts that may itch and then bleed when picked. Colds and other viruses may also irritate the lining of the nose. Bleeding may occur after repeated blowing. When you combine a cold with dry winter air, you have the perfect formula for nosebleeds. 

Allergies may also cause problems, and a doctor may prescribe medications such as antihistamines or decongestants to control an itchy, runny, or stuffy nose. This can also dry out the nasal membranes and contribute to nosebleeds.

An injury or blow to the nose may also cause bleeding and isn't usually cause for alarm. If you ever have a facial injury, use the tips outlined above to stop the nosebleed. If you can't stop the bleeding after 10 minutes or you think your nose is broken, see a medical professional right away.

A single nosebleed is rarely cause for alarm, but frequent nosebleeds might indicate a more serious problem. If you get nosebleeds more than once a week, you should see your doctor. Most cases of frequent nosebleeds are easily treated. Sometimes blood vessels inside the nose become irritated and don't heal. This happens frequently in teens who have ongoing allergies or frequent colds. A doctor may have a solution if you have this problem.

If your doctor rules out a sinus infection, allergies, or irritated blood vessels, he or she may order other tests to see why you're getting frequent nosebleeds. Rarely, a bleeding disorder could be a possibility, although it's unlikely that a bleeding disorder will first show up as a nosebleed.

Cocaine (or other drugs that are snorted through the nose) can also cause nosebleeds. If you suspect a friend is using cocaine, try talking about it and get help from a trusted adult.

Preventing nosebleeds

Whenever you blow your nose (especially when you have a cold), you should blow gently into a soft tissue. Don't blow forcefully or pick your nose.

Your doctor may recommend a humidifier to moisten your indoor air. You can also prevent your nasal passages from becoming too dry in winter months by using lubricants such as petroleum jelly (like Vaseline) before going to bed at night. Apply a pea-sized dab to a cotton swab and gently rub it up inside each nostril, especially on the middle part of the nose (called the nasal septum). Some doctors prescribe saline (salt water) drops for the same purpose.

An occasional nosebleed can be alarming, but there's no need to panic — now you know what to do!

Chảy máu cam

Một buổi chiều đang ngồi học tiết khoa học, đột nhiên bạn cảm thấy mũi mình bắt đầu chảy nước. Không chắc là liệu mình có bị cảm không, bạn lấy khăn giấy lau mũi và sốc khi thấy máu! Bạn bị chảy máu cam đấy, và nếu cũng giống hầu hết các thanh thiếu niên khác thì bạn có thể sẽ cảm thấy lúng túng. Bạn mong là đừng ai thấy bạn đang chảy máu cam và bạn cũng có thể là hơi hoảng sợ nữa.

Mặc dù chứng chảy máu cam thường là không có hại gì cả và có thể dễ dàng cầm máu, nhưng nó cũng trông giống như mũi bạn đang chảy ra cả một ga-lông máu vậy! Hãy cố đừng lo lắng – bởi hầu như lúc nào bạn cũng dễ dàng cầm máu được.

Ngưng không cho máu phọt ra nữa

Hãy thử dùng những bí quyết đơn giản dưới đây để cầm máu cam nhé:

* Lấy một vài miếng khăn giấy hoặc một miếng giẻ ướt để chặn máu.

* Ngồi hoặc đứng để đầu bạn cao hơn ngực.

Nghiêng đầu về phía trước và kẹp 2 lỗ mũi lại với nhau ngay dưới vùng xương giữa mũi. Việc kẹp chặt mũi như thế này giúp ngăn không cho máu chảy nữa và máu cam thường ngưng chảy sau 10 phút giữ ép chặt mũi như vậy-đừng nên kiểm tra xem máu cam có cầm được chưa nhé.

* Nên đắp một miếng gạc lạnh (quấn đá lạnh trong miếng giẻ hay khăn giấy) lên vùng quanh mũi. Giữ chặt miếng bông lót bên trong môi trên cũng có tác dụng giúp cầm máu.

Nếu bạn bị chảy máu cam thì bạn không nên hỉ mũi vì hỉ mũi có thể sẽ làm cho máu chảy nhiều thêm. Ngoài ra, bạn cũng đừng ngả đầu ra sau nhé. Việc làm thường thấy này sẽ làm cho máu chảy vào cuống họng của bạn. Điều này có thể làm cho bạn bị ho hay bị nghẹn và nếu bạn nuốt nhiều máu, bạn có thể bị ói nữa.

Nếu bạn đã thử làm các biện pháp trên 2 lần rồi mà sau 10 phút máu vẫn chảy thì lúc này bạn nên đến bác sĩ hay y tá chăm sóc sức khỏe ở trường rồi đấy.

Khi bạn đã cầm máu cam được rồi thì không nên khuân nhấc các vật nặng và không nên làm việc gì khiến bạn phải ráng sức, và đừng hỉ mũi trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, cũng nên nhớ giữ cho đầu cao hơn ngực càng nhiều càng tốt.

Giờ đây bạn đã hết chảy máu cam rồi, hãy tìm hiểu xem hiện tượng chảy máu cam là gì và nguyên nhân gì làm cho chúng ta chảy máu cam nhé.

Có nhiều loại chảy máu cam khác nhau

Loại chảy máu cam thường thấy nhất là chảy máu cam phía trước, máu chảy ra phía trước mũi. Các mao mạch, hoăc các mạch máu rất nhỏ nằm bên trong mũi có thể bị vỡ, gây nên loại chảy máu cam này.

Một loại chảy máu cam khác đó là chảy máu cam phía sau, máu chảy ra ở vùng nằm sâu nhất trong mũi. Máu cam chảy xuống phía sau cổ họng mặc dù người bị chảy máu cam đang ngồi hay đang đứng. Thanh thiếu niên thường hiếm khi bị chảy máu cam phía sau, chứng bệnh này thường xảy ra nhiều nhất đối với người già, người bị cao huyết áp, và người bị chấn thương mũi hoặc chấn thương mặt.

Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục bệnh chảy máu cam  

Nguyên nhân chảy máu cam phía trước thường gặp nhất là do không khí khô. Khí hậu khô hoặc không khí trong nhà nóng bức làm kích thích và làm khô màng mũi, tạo nhiều lớp vảy khô có thể gây ngứa ngáy khó chịu và làm chảy máu khi ngoáy vào. Bệnh cảm lạnh và nhiều loại vi-rút khác cũng có thể làm kích thích niêm mạc mũi. Bạn có thể bị chảy máu cam sau khi hỉ mũi nhiều lần. Khi bạn bị cảm lạnh vào tiết đông có không khí khô thì quả là lúc hoàn toàn có thể làm chảy máu cam.

Các bệnh dị ứng cũng có thể khiến bạn chảy máu cam và bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine (trị dị ứng) hoặc thuốc làm thông mũi để làm giảm ngứa, chảy mũi, hoặc nghẹt mũi. Điều này cũng có thể làm khô màng mũi và góp phần làm chảy máu cam.

Chấn thương ở mũi hay bị đánh vào mũi cũng có thể làm chảy máu cam và thường thì đây không phải là nguyên nhân báo động. Nếu bạn từng bị chấn thương ở mặt thì nên sử dụng các biện pháp theo trên để cầm máu cam. Nếu sau 10 phút mà bạn vẫn không cầm máu được hoặc bạn nghĩ là mũi mình bị gãy thì nên đến chuyên viên y tế ngay liền nhé.

Nếu chảy máu cam một lần thì hiếm khi là nguyên nhân báo động, nhưng nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên thì có thể báo hiệu một chứng bệnh nguy hiểm hơn đấy. Nếu bạn bị chảy máu cam nhiều hơn 1 lần trong tuần thì nên đến khám bác sĩ. Hầu hết các trường hợp chảy máu cam thường xuyên đều dễ dàng chữa trị. Đôi khi các mạch máu bên trong mũi trở nên bị kích ứng và không lành. Điều này thường hay gặp ở thanh thiếu niên bị dị ứng liên tục hoặc bị cảm lạnh thường xuyên. Bác sĩ cũng có thể cho bạn giải pháp khắc phục trong trường hợp bạn mắc phải chứng bệnh này.

Nếu bác sĩ loại trừ bệnh nhiễm trùng xoang mũi, dị ứng, hoặc mạch máu bị kích ứng thì bác sĩ có thể cho bạn làm các xét nghiệm khác để tìm xem lý do vì sao bạn bị chảy máu cam thường xuyên. hiếm khi bệnh máu loãng cũng là nguyên nhân làm chảy máu cam, mặc dù không chắc là bệnh máu loãng ban đầu sẽ xuất hiện như chứng chảy máu cam vậy.

Cô-ca-in (hoặc những thứ thuốc khác được hít qua mũi) cũng có thể làm chảy máu cam. Nếu bạn nghi là một người bạn mình đang dùng cô-ca-in thì thử nói cho một người lớn mà bạn tin tưởng biết và nhờ họ giúp đỡ.

Ngăn ngừa bệnh chảy máu cam

Bất cứ khi nào bạn hỉ mũi (nhất là khi bạn bị cảm lạnh), nên hỉ nhẹ nhàng vào một miếng khăn giấy mềm. Đừng cố hỉ mũi hay ngoáy mũi nhé.

Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn máy tạo hơi ẩm để làm ẩm không khí trong nhà của bạn. Bạn cũng có thể phòng tránh lỗ mũi mình quá khô vào những tháng mùa đông bằng cách sử dụng chất bôi trơn như thuốc mỡ trơn (Vaseline chẳng hạn) vào ban đêm trước khi đi ngủ. Để một lượng nhỏ thuốc mỡ bằng hạt đậu lên miếng gạc bông và chà nhẹ nhàng vào bên trong từng lỗ mũi, nhất là vùng giữa mũi (gọi là vách ngăn mũi). Một số bác sĩ cũng kê toa cho sử dụng dung dịch nhỏ nước muối với mục đích tương tự làm mũi bớt khô.

Nếu thỉnh thoảng bạn bị chảy máu cam thì có thể cũng là dấu hiệu cảnh báo đấy, nhưng không cần phải hoảng sợ, lo lắng đâu-giờ thì bạn biết làm gì rồi phải không?

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.